Đông y sử dụng cây Ngải cứu chữa bệnh khá nhiều. Hôm nay tinhdaungai.net sẽ giúp quý vị tìm hiểu thêm về tác dụng khác của cây ngải. Để giúp quý vị có thểm kiến thức mới, vui lòng đọc hết bài viết này. Bài viết có sử dụng dữ liệu từ Lương y và internet. Nếu có sai sót mong nhận được tư vấn.

Tê thấp đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt;

Lá lốt và Ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chờm. Ðể uống, dùng 8-12g dây rễ lá lốt, phối hợp với Dây đau xương, rễ Cỏ xước, củ Cốt khí, mỗi vị 8g sắc uống.

Chữa đau bụng kinh

Nhiều người thường lo lắng đau bụng kinh uống thuốc gì cho hiệu quả? Dân gian có những bài thuốc đông y đơn giản mà chúng ta thường sử dụng hằng ngày lại có hiệu quả bất ngờ trong việc điều trị đau bụng kinh. Nhiều loại hoa quả chứa rất nhiều vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày và hỗ trợ cải thiện tình trạng này rất hữu hiệu như: nước ép dứa, nước ép cam, nước dừa, nước nha đam và mật ong,.. Xem thêm: Cây ngải cứu!

Ngoài những bài thuốc trên, áp dụng chữa đau bụng kinh bằng lá ngải cứu là phương pháp không mấy xa lạ mà vẫn rất hiệu quả. Dùng ngải cứu với mật ong và trứng gà: lấy một lượng lá ngải thái nhỏ và trộn đều với 2 quả trứng gà và mật ong, thêm gia vị rồi mang hấp cách thủy. Ngoài ra, ta có thể hầm ngải cứu với cá chép và đậu xanh hay dùng ngải cứu với gừng và trứng gà,…

ngon non của cây Ngải cứu
Ngọn cây Ngải cứu!

Kinh nguyệt không đều

Bạc thau 20g, Rau dền gai 8-16g sắc nước uống. 2. Rong huyết, rong kinh: lá Bạc thau giã nhỏ chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, và lấy bã đắp lên đỉnh đầu (Nam được thần hiệu). Hoặc dùng lá Bạc thau, lá Ngải cứu, lá Bạch đầu ông mỗi vị 20g giã nhỏ, lọc nước uống.

Giảm cân sau sinh

Ngải cứu là loại thảo dược tốt, được y học cổ truyền tin dùng như bài thuốc dân gian chữa bệnh quý hiếm. Không chỉ thế, gần đây ngải cứu còn được biết đến với tác dụng làm đẹp, góp phần giảm béo hiệu quả cho chị em. Trong lá ngải cứu có chứa những chất giúp phân giải chất béo rất tốt, giảm cholesterol xấu ra khỏi cơ thể nhanh. Lá ngải cứu còn đem lại một tinh thần tỉnh táo, giúp giảm stress, tinh dầu kích thích đổ mồ hôi nhanh, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Bạn có thể đun lá ngải cứu để uống, nếu không có thời gian bạn có thể sao khô lá ngải cứu và để dành pha uống như trà. Nhưng cũng không nên uống quá nhiều, chỉ nên uống một lượng nhỏ mỗi ngày.

Chữa gai cột sống

Ngải cứu là loại cây được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau trong đó có gai cột sống, đồng thời cũng là một loại thực phẩm được dùng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình.

Có 2 cách sử dụng lá ngải cứu để trị bệnh gai cột sống rất dễ thực hiện:

Cách 1: Dùng để uống

Dùng khoảng 300 gam lá ngải cứu giã nát, thêm 2 thìa mật ong trộn đều vắt lấy nước. Chia thành 2 lần uống trong ngày vào buổi trưa và tối.

Cách 2: Dùng để đắp

Lấy một nắm ngải cứu giã nhuyễn, bọc vào vải thưa rồi nhúng vào giấm đã được đun sôi. Người bệnh nằm sấp, để lưng trần. Dùng bọc vải ngải cứu ngâm giấm xoa dọc theo sống lưng khoảng 15 phút. Chú ý hâm nóng bọc vải liên tục để hiệu quả hơn.

Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa

Quả Sộp 40g, bồ công anh, lá Mua, mỗi vị 15g sắc uống. Ngoài dùng lá Bồ công anh giã nhỏ chế giấm, chưng nóng chườm, đắp. Lại dùng lá Ngải cứu khô giã tơi cuốn giấy lại như điếu thuốc lá, đốt hơ chỗ ngực ngang 2 núm vú và chỗ chân vú bên bị tắc, hơ đến mức thấy nóng rát thì thôi. (Theo lương y Lê Trần Ðức).

Giảm chứng chuột rút

Ngâm chân bằng lá ngải cứu không chỉ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu nhanh chóng mà còn có lợi ích lớn trong việc giảm chứng co thắt cơ bắp. Nếu ngâm chân xong tiếp tục mát xa xoa bóp thì hiệu quả càng tuyệt vời hơn.

1. Ngải cứu + hoa tiêu

Đây là bài thuốc chữa bệnh ra mồ hôi chân, chân bị hôi, bệnh chàm hoặc bệnh da liễu.

2 Ngải cứu + muối

Bài thuốc này dành cho người mắc bệnh bốc hỏa, mặt thường xuyên bị đỏ, đau răng, đau họng, sốt ruột, buồn bã, trên nóng dưới lạnh, bàn chân sưng phù thừa nước.

3. Ngải cứu+ gừng tươi

Bài thuốc này dành cho người mắc các bệnh như phong hàn, cảm lạnh, cúm, viêm khớp, thấp khớp, ho, viêm phế quản, khí phế thũng và hen suyễn.

4. Ngải cứu + hoa đỏ (hồng hoa)

Bài thuốc này dành cho người bị các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân, viêm dây thần kinh ngoại vi, tuần hoàn máu kém, tê tay chân và chảy máu cục bộ.

Cây ngải cứu dùng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả!
Cây ngải cứu dùng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả!

Chữa viêm xoang

Sử dụng cây ngải cứu chữa viêm xoang là bài thuốc của lương y Nguyễn Đức Nghĩa thuộc Hội Dược liệu Tp.HCM. Bài thuốc được nhiều người truyền lại cho đến nay. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề về viêm xoang, hãy thử áp dụng ngay bài thuốc này nhé.

Mỗi ngày làm một lần, lúc sáng sớm hoặc buổi tối sau bữa ăn. Đốt điếu thuốc hơ lên các huyệt 1, 2, 3, 4, 5 (huyệt số 1 là huyệt nằm giữa đỉnh đầu, nơi gặp nhau của hai con đường kéo từ chót hai vành tai lên; huyệt số 2 và 3: nằm trước và sau huyệt số 1 khoảng 2cm; huyệt số 4 và 5: nằm hai bên huyệt số 1, cách mỗi bên ra 2cm).

Cách hơ: Hơ cách da đầu 1,5 cm, cảm giác dễ chịu, ấm dần một lúc đến khi nóng nhiều đổi sang huyệt khác, luân phiên hơ đều, thời gian từ 15-30 phút. Khi hơ, một tay cầm điếu thuốc, một tay ép tóc sát da đầu để tránh cháy tóc.

Liệu trình: Từ 10-15 ngày rồi nghỉ 5-7 ngày là một liệu trình. Nếu sau một liệu trình có kết quả, nên tiếp tục cho đến khi khỏi. Nếu kết quả ít hay không giảm nên chuyển dùng phương pháp khác hoặc kết hợp thêm thuốc uống. Thường sau một liệu trình đã thấy kết quả.

Sử dụng ngải cứu để chữa viêm xoang là cách chữa bệnh đơn giản, rẻ tiền mà hiệu quả. Nếu có thời gian, người bệnh hãy thực hiện theo các hướng dẫn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Chữa đau đầu

Nguyên liệu:

  • 100gr lá ngải cứu
  • 100gr lá tía tô
  • 100gr lá tần dầy
  • 50gr lá sả.

Thực hiện:

Rửa sạch ngải cứu và khuynh diệp, sau đó cho vào nồi. Thêm 1 lít nước lọc đun cho tới khi nước còn bằng một nửa là được.

Chắt lấy nước cốt và uống. Uống trong vòng từ 3-5 ngày để chữa đau đầu, đau cổ họng và cảm cúm.

Cảm cúm, ho

Cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi: Hoắc hương 6 – 12g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác như Kinh giới, Tía tô, Ngải cứu, Hương nhu.

Ðể chữa sốt, cảm mạo: Có thể phối hợp với các loại cây thuốc khác có tinh dầu như Lức, Ngải cứu, Gừng.

Chữa thoát vị đĩa đệm

Trong dân thường dùng ngải cứu để chữa nhiều bệnh. Đặc biệt là cách bệnh xương khớp, có thể nói ngải cứu là khắc tinh của các bệnh xương khớp.. Ngoài ra khi kết hợp ngải cứu cùng với 1 số vị thuốc khác có công dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm rất hiệu nghiệm

Nguyên liệu:

  • 200g lá ngải cứu,
  • 1kg vỏ chanh,
  • 1 quả bưởi..

Cách làm như sau: Đem các nuyên liệu trên rửa sạch, rồi đem phơi khô dưới trời nắng to, sau đó đem tất các nguyên liệu sao vàng, rồi đem ngâm với khoảng 3 lít rượu trắng nguyên chất..Ngâm như vậy trong vòng 1 tháng.. Mỗi ngày dùng 1 ly do để uống có tàc dụng giảm nhẹ đau nhức ở vùng cột sống thắt lưng và giúp bệnh thuyên giảm đáng kể…

Đau lưng

Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng.

Chữa phong hủi:

Lá Ké đầu ngựa, lá Đắng cây, lá Thầu dầu tía, củ Khúc khắc đều 12g, lá Khổ sâm, lá Hồng hoa, lá Thanh cao, Kinh giới, Xà sàng, Bạch chỉ, đều 8g, Nam sâm 8g sắc uống. Thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, Lá Cà độc dược, lá Trắc bá, lá Cau, lá Khổ sâm, lá Ngải cứu, lá Thông, lá Quýt nấu nước trước xông, sau tắm.

Nếu quý vị muốn tăng công hiệu của ngải thì nên sử dụng Tinh Dầu Ngải Vitophar!

0/5 (0 Reviews)